Thông tin với báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 6.12,ứtrưởngBộYtếKhôngthểbỏgiấychuyểnviệndùphiềnhàpetrolimex Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng, quy định phân tuyến, giấy chuyển viện có ý nghĩa quan trọng cân đối hệ thống y tế, song thừa nhận "quá trình thực hiện cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập".
"Quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính. Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc", bà Hương nêu.
Bên cạnh đó, từ ngày 1.1.2016, việc thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa và bệnh viện tuyến huyện và từ 1.1.2021 việc thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng tạo ra nhiều vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến. Điều này gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.
Các cơ sở tuyến T.Ư được giao chức năng tuyến cuối, tập trung điều trị bệnh nặng, triển khai kỹ thuật chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nên không thể tập trung vào khám và điều trị các bệnh lý thông thường, chăm sóc ban đầu.
Việc quá tải cũng có nguy cơ gây sai sót, tai biến, giảm chất lượng và hiệu quả điều trị, ảnh hưởng đến người bệnh. Để đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh cao nhất, Bộ Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới.
Ngoài ra, áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở...
Úc sẽ hỗ trợ 490.600 liều vắc xin 5 trong 1
Liên quan đến vấn đề vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước chi trả miễn phí nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho người dân.
Theo quy định của luật Ngân sách, các địa phương chủ động thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin từ ngân sách của địa phương, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối mua vắc xin phân bổ cho toàn quốc.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, với vắc xin trong nước sản xuất, bộ đã rà soát các quy định của pháp luật và thực hiện mua theo hình thức đặt hàng và phê duyệt phương án giá cụ thể, giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư ký hợp đồng và phân bổ.
Với vắc xin 5 trong 1 phải nhập khẩu, bà Hương cho biết đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và đơn vị này đã tiến hành các thủ tục đấu thầu mua sắm vắc xin DPT-VGB-Hib theo quy định theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Trong quá trình chờ hoàn tất thủ tục, Bộ Y tế đã chủ động tìm nguồn viện trợ, tài trợ, tiếp nhận 258.000 liều vắc xin 5 trong 1 và phân bổ cho địa phương. Ngoài ra, có thêm 490.600 liều vắc xin do Úc hỗ trợ, dự kiến về Việt Nam trong tháng 12.
"Bộ Y tế đã có hướng dẫn các tỉnh về việc tiêm bổ sung, tiêm vét cho các địa phương. Mũi tiêm còn thiếu sẽ được rà soát, danh sách trẻ cần tiêm bù từng loại vắc xin sẽ được lập để các trạm y tế lên kế hoạch triển khai cụ thể", bà Hương nói.
Năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai và mở rộng hoạt động rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù tại 30% số tỉnh, thành phố để chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ em và cộng đồng. Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan để tránh tình trạng thiếu vắc xin, đảm bảo không bị gián đoạn.